Nền kinh tế nền tảng

Nền kinh tế nền tảng (trong tiếng Anh gọi là Platform Economy) được hiểu là một phần của nền kinh tế mà tại đó các hoạt động kinh tế và xã hội được diễn ra trên các nền tảng kỹ thuật số (Digital platform). Khái niệm này để chỉ bất kỳ loại nền tảng kỹ thuật số nào có sử dụng Internet kết nối các mạng lưới máy tính (Network) phân tán của cá nhân để tạo điều kiện cho những tương tác điện tử (Digital Interaction) giữa con người [1]. Những nền tảng này có thể được xem là người mai mối (Matchmaker) trực tuyến hoặc khung công nghệ trong mô hình kinh doanh (Business Model) của doanh nghiệp giúp chia sẻ thông tin và lưu thông dữ liệu giữa khách hàng và người cung ứng hay nhà sản xuất hình tạo cơ hội thành một hệ sinh thái kỹ thuật số (Digital Ecosystem) của doanh nghiệp.Tiền thân cho các nền tảng kinh tế kỹ thuật số đương đại có thể được tìm thấy trong suốt lịch sử, đặc biệt là trong nửa sau của thế kỷ 20. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2000, cụm từ "nền tảng" bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn để mô tả các công cụ mai mối kỹ thuật số và nền tảng đổi mới. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các công ty hoạt động với "mô hình kinh doanh nền tảng" mới đã nhanh chóng kiểm soát một phần của hoạt động kinh tế thế giới, bằng cách phá vỡ hoạt động kinh doanh truyền thống.Các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của các mô hình kinh doanh nền tảng đã tăng trưởng đáng kể về quy mô trong thập kỷ qua. Không còn chỉ xoay quanh một vài lĩnh vực về truyền thông xã hội, du lịch, sách hay âm nhạc, các mô hình kinh doanh nền tảng nay đã xâm nhập vào giao thông, ngân hàng và thậm chí là chăm sóc sức khỏe và năng lượng [2]. Dựa vào tính năng sử dụng của các nền tảng, người ta đã phân nền tảng thành bốn loại điển hình gồm: nền tảng giao dịch, nền tảng đổi mới, nền tảng tích hợp và nền tảng đầu tư. Ngoài ra, có một số cách phân loại nền tảng số khác được đề cập trong bài phân tích mang tên Digital Platforms: A Review and Future Directions[3].Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nền tảng đã và đang nhận được những phản ứng hỗn hợp từ các nhà bình luận. Nhiều người ủng hộ lập luận rằng các nền tảng có thể cải thiện năng suất, giảm chi phí, giảm hiệu quả trong các thị trường hiện tại, giúp tạo ra các thị trường hoàn toàn mới, cung cấp sự linh hoạt và khả năng tiếp cận cho người lao động và đặc biệt hữu ích cho các nước kém phát triển. Các lập luận chống lại loại hình này cho rằng kinh tế nền tảng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp do sự chuyển đổi của công nghệ (Technological unemployment), rằng nó góp phần thay thế các công việc truyền thống, khiến các vấn đề về bảo hộ lao động ít được quan tâm hơn, và nó có thể làm giảm doanh thu thuế và việc sử dụng quá mức các nền tảng có thể gây tổn hại về mặt tâm lý và ăn mòn cho cộng đồng. Kể từ đầu những năm 2010, nền kinh tế nền tảng đã là chủ đề của nhiều đánh giá của các nhóm học thuật và tổ chức phi chính phủ, bởi các chính phủ quốc gia và các tổ chức xuyên quốc gia như EU. Đánh giá ban đầu nói chung chống lại việc áp dụng các quy định nặng nề cho nền kinh tế nền tảng. Kể từ năm 2016, và đặc biệt là năm 2017, một số khu vực pháp lý bắt đầu có cách tiếp cận can thiệp hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế nền tảng https://www.accenture.com/t20160125T111719__w__/us... https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/nl/... https://www.eu-startups.com/2019/02/the-ever-growi... https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_i... https://www.munich-business-school.de/insights/en/... https://www.thecge.net/app/uploads/2016/01/PDF-WEB... https://www.argumentenfabriek.nl/media/1980/argume... https://aisel.aisnet.org/pacis2018/248/ https://www.theregreview.org/2017/09/07/komsky-co-... https://www.thersa.org/globalassets/pdfs/reports/r...